Những biến động của hệ đào tạo liên thông 2022 (phần 2)

Bộ “cởi trói” cho hệ đào tạo liên thông? Đâu là nguyên nhân chính của vấn đề này?

Sau 10 năm triển khai, chương trình đào tạo liên thông đã bộc lộ nhiều bất cập. Năm 2012, bộ GD&DT đã ra thông tư 55 với mục đích siết chặt việc đào tạo liên thông. Trải qua 4 năm thực hiện (2012-2015) thông tư này đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và đến tháng 6 /2015 thông tư 55 sửa đổi, bổ sung đã được bộ GD&DT ban hành; thông tư này được coi như một “liều thuốc hồi sinh” cho hệ đào tạo

lien thong 2016

Bộ trưởng Phạm Vũ Luân phát biểu

Sau đây là những lý do của việc “cởi trói” này:

Thông tư 55 gần như làm tê liệt hệ đào tạo liên thông

Với quy định bắt buộc những thí sinh tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng muốn học liên thông 2016 phải dự thi cùng đợt với thí sinh thi cao đẳng, đại học bộ đã hạn chế nguồn đầu vào của hệ học này.

Các sinh viên trung cấp, cao đẳng sau một thời gian học chương trình đào tạo ở trường thì hầu như đã quên kiến thức phổ thông. Lúc này, việc bắt buộc họ thi chung đề thi đại học hầu như là nhiệm vụ bất khả thi; chưa kể những bạn học trung cấp, cao đẳng vốn có kết quả học tập thời phổ thông không phải là cao (bằng chứng là họ bị trượt đại học).

Với những thí sinh tốt nghiệp đủ 36 tháng: lúc này thường họ đã có gia đình hoặc công việc ổn định lên nhu cầu học liên thông lên là không cao; điều này còn chưa tính đến việc những kiến thức bị mai một dần do họ đã rời xa việc học khá lâu, nhất là đối với các trường kinh tế ở các hệ đào tạo như liên thông đại học thương mại…

Hệ quả là các bạn muốn học liên thông thì gặp khó khăn khi thi tuyển, còn các trường thì lại không tuyển được sinh viên vì những rào cản mà quy định đã đặt ra khiến phần lớn thí sinh bị trượt.

Các trường đã có được bài học cho mình

Với thông tư 55, bộ GD & DT đã cho các trường thấy rằng nếu cứ tiếp tục sai phạm, bộ sẵn sàng “trảm” luôn hệ học này. Đây là một bài học cảnh tỉnh cho các trường  và dường như nó đã phát huy hiệu quả của mình.

Một nguyên nhân nữa là thông tư 55 nếu tiếp tục kéo dài sẽ khiến các trường không còn quan tâm với việc tuyển sinh liên thông 2016 nữa; đó có thể là cái kết cho hệ học này.

Kế hoạch cải cách giáo dục và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Bộ GD&DT đang trong lộ trình cải cách giáo dục và kỳ thi THPT quốc gia cũng có nhiều thay đổi. Với việc hợp hai kỳ thi quốc gia làm một thì rõ ràng là có sự thay đổi đáng kể về quy chế và cách thức thi (như chúng ta đã thấy) điều này dẫn đến nhiều bất cập cho những thí sinh thi liên thông cùng với kỳ thi quốc gia. Vì vậy việc thay đổi là bắt buộc để phù hợp và đồng bộ giữa các quy chế tuyển sinh và đào tạo.

Trên thực tế, việc các trường đại học tự tổ chức tuyển sinh liên thông là điều bình thường, thông tư 55 chỉ là một đòn cảnh cáo để các trường chú ý và kiểm soát chặt chẽ hơn việc đào tạo của mình.

Thông tư 55 tuy nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng đó là liều thuốc đắng cần thiết trong tình trạng đào tạo tràn lan. Khi mà liều thuốc này đã phát huy được hiệu quả thì thông tư sửa đổi là một liều thuốc giải cần thiết để tránh liều thuốc đắng kia trở thành thuốc độc.

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*