Những biến động của hệ đào tạo liên thông 2022 (Phần 1)

Với thay đổi lớn trong thông tư 55 sửa đổi, ngành học liên thông đại học đã được “cởi trói” sau một thời gian quản lý chặt. Vậy tại sao ngành học này lại được “cởi trói” như vậy?

Vì sao hệ đào tạo liên thông bị “trảm”?

Để trả lời cho vấn đề này chúng ta phải bắt đầu từ nguyên nhân mà thông tư 55 được đưa ra.

Ngược dòng thời gian trở về những năm 2002, với mục đích mở rộng đào tạo cũng như tạo điều kiện cho những bạn học cấp trung cấp, cao đẳng có thể học cao hơn bộ  Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) đã triển khai chương trình đào tạo liên thông thí điểm cho một số trường đại học được phép tổ chức liên thông đại học, chia ra làm các nhóm: liên thông đại học chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa…

Tuy nhiên, bất chấp những bất cập của chương trình đào tạo mà quá trình thí điểm đã chỉ ra, bộ GD &DT đã mở rộng mô hình một cách nhanh chóng; thậm chí một số trường mới được thành lập cũng được cấp phép tham gia.

lien thong 2016

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Năm 2008, bộ GD&DT giao cho các trường quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh và đào tạo liên thông thì phong trào liên thông trung cấp lên đại học, từ cao đẳng lên đại học ngày càng diễn ra rầm rộ và khó kiểm soát.

Năm 2010 bộ GD&DT và bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã mở rộng thêm cơ hội cho các đối tượng học nghề  bằng cách cho các đối tượng thuộc các trường trung cấp, cao đẳng nghề được phép liên thông lên đại học.

Với những quy định trên thì bộ GD&DT đang “bỏ ngỏ” việc quản lý đào tạo liên thông, tình trạng liên thông diễn ra tràn lan, mất kiểm soát cả về số lượng và chất lượng. Việc quy định giá trị của bằng liên thông ngang bằng với bằng chính quy cũng khiến cho việc học liên thông trở thành cơ hội nâng cấp bằng; hình thành nên một trào lưu học trung cấp, cao đẳng rồi liên thông lên đại học.

Những quy định trên cũng mở đường cho một loạt sai phạm trong đào tạo liên thông. Trong đó tình trạng không kiểm soát được chất lượng (do nhà trường tự chủ) hay việc các trường không được cấp phép vẫn tổ chức đào tạo diễn ra gần như công khai.

Đây chính là nguyên nhân mà hình thức học liên thông bị “trảm”.

Thông tư 55 của bộ GD & DT đã đánh đòn mạnh vào hệ đào tạo liên thông. Với quy định những ai chưa đủ điều kiện tốt nghiệp 36 tháng muốn học liên thông sẽ phải thi cùng đợt với thí sinh trong kỳ thi đại học, cao đẳng, quy định này đã gián tiếp cắt giảm nguồn đầu vào của hệ liên thông; nó làm giảm mạnh lượng thí sinh thi liên thông khiến ngành học này gần như bị “chết”.

Còn tiếp…

 

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*