Học tiếp liên thông hay đi làm?

Khi mà bằng cấp đã không còn quá quan trọng nữa thì sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng có nên học liên thông để lấy bằng đại học?

Trước đây, khi mà giáo dục đại học chưa ồ ạt như bây giờ thì tấm bằng đại học là niềm hãnh diện của cả một gia đình, đôi khi là một dòng tộc. Tấm bằng đại học lúc đó đại diện cho cả một thời gian dài phấn đấu, là minh chứng cho một người tri thức cao mà ai cũng phải nể trọng. Lúc đó có tấm bằng đại học như một tấm vé thông hành, có thể làm công việc thuận lợi hơn; vì thế người ta trọng bằng cấp.

Thế rồi đào tạo đại học nở rộ. Các trường đại học thi nhau mở ra, các trường trung cấp, cao đẳng cũng theo đó mà nở rộ, ngày càng phổ biến. Tấm bằng đại học lúc này vẫn được nể, được trọng nhưng không còn như trước.

Giờ đây thì đại học không còn khó khăn như trước nữa; khi mà người người học đại học, nhà nhà phấn đấu cho con học đại học. Nếu không thi đỗ đại học thì bạn có thể học cao đẳng rồi liên thông đại học sau khi học xong; thậm chí, bạn chỉ cần học trung cấp rồi liên thông từ trung cấp lên đại học thì bạn cũng có được tấm bằng đại học vậy.

Đó là nguyên nhân nhiều nhà tuyển dụng không mấy quan tâm đến bằng cấp và cũng chính là nỗi lo của các sinh viên trung cấp, cao đẳng mới ra trường: học tiếp hay đi làm.

Học tiếp hay đi làm cũng có những cái hay, cái dở của nó; hay hoặc dở là do hoàn cảnh của mỗi người. Trong bài viết này chúng tôi chỉ phân tích cái hay, cái dở của từng việc theo quan điểm của bản thân để mọi người cùng tham khảo.

lien thong 2016

Học tiếp liên thông hay đi làm?

Vấn đề đi làm

Đi làm sau khi ra trường là nỗi lo chung của tất cả sinh viên. Thực tế các sinh viên mới ra trường (tất cả các bậc học) trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế (liên thông đại học thương mại, liên thông học viện tài chính…) hay kỹ thuật (liên thông đại học công nghiệp hà nội, liên thông đại học bách khoa…) đều phải có một quãng thời gian tìm việc tương đối vất vả. Thường thì sinh viên mới ra trường sẽ vướng vào vòng xoáy giữa công việc và kinh nghiệm, đây là lúc bạn phải hạ cái tôi của mình xuống, chấp nhận công việc ngay từ những vị trí thấp nhất (thường là thực tập). Đi làm sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý báu mà trường học không thể đem đến cho bạn. Và nếu bạn có năng lực thì việc thăng tiến với tấm bằng trung cấp, cao đẳng là chuyện bình thường bởi các công ty hiện nay không qua coi trọng bằng cấp.

Cái dở của việc đi làm thì cũng ở cái bằng mà ra. Nếu bạn muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì tấm bằng quá thấp có thể làm chậm bước tiến của bạn. Thêm nữa, bằng cấp cao thì bao giờ cũng có lợi cho bạn.

Vấn đề học tiếp

Nói cái hay của học tiếp thì chủ yếu là cái lợi của bằng cấp, kiến thức. Việc học lên cấp học cao hơn bao giờ cũng đem đến cho bạn nhiều kiến thức hơn; nhất là học liên thông ngay khi mới ra trường các kiến thức sẽ không bị “cũ”. Thêm nữa đó là cái lợi của bằng cấp; ví dụ thực tế cho thấy: giữa 2 người cùng chưa có kinh nghiệm và cùng điều kiện mà một người có bằng liên thông đại học công nghiệp và một người có bằng cao đẳng công nghiệp, người ta thường lựa chọn người có bằng liên thông.

Tuy vậy như đã nói ở trên, tấm bằng không đem lại tất cả giá trị cho bạn. Việc học tiếp có thể khiến bạn bỏ lỡ những kinh nghiệm việc làm mà các bạn cùng lứa đã được trải nghiệm.

Dù lựa chọn đi học hay đi làm cũng hãy luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng bản thân; đó mới chính là con đường thành công chân chính của bạn.

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*