Thông tin tuyển sinh liên thông Đại Học 2022

Thay đổi trong quy định tuyển sinh liên thông

Hàng năm tại các trường đại học thường tổ chức thi liên thông đại học, có thể tối đa 2 lần tuyển sinh trên năm nhằm giúp các bạn có cơ hội lấy được tấm bằng đại học nhanh hơn.

Quy chế tuyển sinh liên thông đại học có nhiều đổi mới. Hai yếu tổ được nới rộng trong liên thông đó là hình thức thi tuyển hay xét tuyển cộng với không giới hạn đối tượng tham gia dự thi đều tạo điều tạo kiện cho các bạn trẻ có thể sở hữu tấm bằng đại học dễ dàng hơn.

Về hình thức thi tuyển

Quy chế mới có nhiều biến đổi hơn so với quy chế cũ theo thông tư 55 trước. Bản thông tư này phát triển dựa trên thông tư và khắc phục những nhược điểm chưa hợp lý của thông tư 55.

Nội dung bản thông tư 55 nêu rõ quy định về tuyển sinh liên thông của hệ cao đẳng, đại học chính quy phải bắt buộc thi chung đề với kỳ thi đại học, cao đẳng quốc gia. Nội dung của thông tư sau khi sửa đổi dành cho hình thức liên thông đó là một năm được tổ chức tối đa 2 đợt, phương thức có thể là thi tuyển hay xét tuyển tùy thuộc vào trường tuyển sinh. Thông tư nêu rõ các cơ sở giáo dục đại học sẽ có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế tuyển sinh. Tự ra đề thi, tự tổ chức thi tuyển, thi những môn gì. Liên thông đại học thương mại tổ chức thi ba môn: môn cơ bản, mô cơ sở ngành, môn chuyên ngành. Các thí sinh tham gia dự thi liên thông sẽ không phải thi cùng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.

lien thong 2016

Tuyển sinh liên thông 2016

Về đối tượng tham dự:

Không giới hạn đối tượng tham gia đăng ký dự thi nữa, tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp đều có quyền được phép tham gia dự thi liên thông. Không nhất thiết phải đủ 36 tháng như thông tư 55 trước đây nữa. Những yếu tố này giúp cho việc học của bạn không bị giãn đoạn sau khi ra trường.

Trong đợt tuyển sinh liên thông 2016, có nhiều trường  trong đó có liên thông đại học công nghiệp hà nội tham gia công tác tuyển sinh, mỗi trường có thế mạnh riêng trong phân khúc đào tạo. Mỗi địa điểm đào tạo đều có có thời gian tuyển sinh khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đăng ký dự thi.

Những yếu tố cân nhắc khi học Liên Thông Đại Học

Lúc tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng cũng chính là lúc mà ta phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Đây là lúc các bạn cân nhắc xem có nên học liên thông? Vậy học tiếp hay đi làm, đâu mới là lựa chọn đúng đắn?

Dưới đây là một số yếu tố mà bạn nên cân nhắc xem có lên đi học tiếp hay đi làm.

Yếu tố thời gian

Bạn cần phải xác định để hoàn thành khóa học thì cần bao nhiêu thời gian. Ví dụ liên thông trung cấp lên đại học thì mất thêm 2,5 đến 3 năm, từ cao đẳng lên đại học mất 1,5 đến 2 năm … hãy xác định xem với khoảng thời gian như vậy thì bạn có khả năng theo học được không.

Yếu tố kinh tế

Để học tiếp thì bạn cần phải đầu tư tương đối nhiều thời gian, tiền bạc vào việc học.

Đối với chương trình liên thông hệ Chính Quy hoặc VHVL: vấn đề học phí và sinh hoạt phí sẽ khiến khá nhiều bạn đau đầu. Vì vậy, những bạn vốn không dư giả về kinh tế sẽ cần cân nhắc thật kỹ và lập kế hoạch chi tiết cho tương lai.

Đối với chương trình liên thông đại học theo hình thức đào tạo từ xa: 100% thời gian học đều là học trực tuyến, mỗi ngày khoảng 30 đến 40 phút. Đối với hình thức này bạn sẽ tiết kiệm được kha khá một khoản chi phí đi lại, ăn ở.

Yếu tố công việc

Liệu bạn học cao hơn thì sẽ kiếm được một công việc ưng ý hơn?

Điều này chưa chắc chắn, một số ngành nghề đòi hỏi cao hơn về kiến thức thực tế như kinh tế, kế toán, ngân hàng, một số ngành thì lại nặng hơn về mặt học thức. Việc đi học có thể đem lại cho ta nhiều kiến thức hàn lâm hơn nhưng đi làm lại cho ta kinh nghiệm thực tế. Tùy từng ngành nghề bạn nên có cái nhìn cụ thể và linh hoạt để lựa chọn.

Thời gian học tập khi học liên thông thế nào ?

Một số trường hiện nay đào tạo hệ liên thông vào các lớp buổi tối điều đó có nghĩa là bạn có thêm thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập và có thêm kinh nghiệm làm việc cho mình; đôi khi thời gian học trong hay ngoài giờ hành chính cũng là một yếu tố để cân nhắc, lựa chọn việc học tiếp hay đi làm.

Thực ra việc học luôn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, như Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”, việc học chưa bao giờ là thừa cả. Nhưng học không có nghĩa là bạn phải học ở trường, trường đời cũng là một ngôi trường lớn mà ở đó có những kiến thức vô tận cho bạn học hỏi. Vì thế đừng quan trọng là học ở đâu, hãy luôn học tiếp nếu bạn có cơ hội, nếu không cuộc đời sẽ cho bạn những bài học quý giá.

Kiểm soát chất lượng hệ đào tạo liên thông

Việc kiểm soát chất lượng đào tạo hệ liên thông 2016 đang là bài toán khó cho bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Kể từ năm 2012, tức thời điểm bắt đầu thí điểm chương trình đào tạo liên thông đến nay là một khoảng thời gian khá dài. Trong quá trình đó, tuyển sinh liên thông 2016 đã có bước tiến vượt bậc về quy mô đào tạo; tuy nhiên bên cạnh sự phát triển về quy mô đào tạo thì chất lượng của hệ học này chưa được đánh giá cao.

Ngành học liên thông được coi là cơ hội cho các bạn học trung cấp, cao đẳng có cơ hội để nâng cao trình độ bản thân. Tuy nhiên, trái với mong muốn của bộ thì ngành học này chỉ được coi là cơ hội để lấy bằng đại học chứ không phải là để nâng cao học thức; nhất là thời điểm trước khi thông tư 55 được công bố.

Thông tin về thông tư 55

Trước đây, khi thông tư 55 chưa được công bố thì tình trạng tuyển sinh và đào tạo liên thông diễn ra tràn lan; việc để các nhà trường tự chủ trong việc tuyển sinh và đào tạo không giúp các trường dễ dàng kiểm soát chất lượng hơn. Ngược lại, để các trường tự chủ đã khiến nhiều trường đại học chớp cơ hội ồ ạt tuyển sinh mà không màng đến chất lượng đào tạo. Hậu quả là: chất lượng đào tạo của hệ liên thông không cao, các doanh nghiệp ngoảnh mặt làm ngơ với bằng liên thông; mặt khác chất lượng chung của hệ đại học vô tình bị kéo xuống do bị loãng.

Khắc phục tình trạng này bộ đã ra thông tư 55 nhằm mục đích: kiểm soát chất lượng đầu vào của hệ học liên thông. Thông tư này thực hiện tuy phần nào đã hạn chế tình trạng tuyển sinh tràn lan nhưng lại đem một hệ lụy khác: thông tư này có khả năng khép lại hệ đào tạo liên thông bởi nó đặt ra quá nhiều rào cản cho các thí sinh liên thông cũng như các trường (như liên thông đại học công nghiệp hà nội, liên thông đại học công đoàn, liên thông học viện tài chính…).

tuyen sinh lien thong 2016

nhiều trường ồ ạt tuyển sinh liên thông

Thực chất thông tư 55 có cải thiện bổ sung nhưng vẫn chưa phải là phương án thích hợp để kiểm soát chất lượng đầu vào. Phương án tốt nhất là để các trường tự chủ tuyển sinh và đảm bảo chất lượng cả đầu vào và đầu ra cho sinh viên của mình. Thông tư 55 chỉ có thể coi là một biện pháp tạm thời và coi như là một đòn cảnh tỉnh cho các trường, để các trường phải tập chung kiểm soát chất lượng đào tạo nếu như không muốn hệ đào tạo liên thông đại học 2016 này bị khép lại.

Thông tư 55 sửa đổi ban hành tháng 5/2015 là một bằng chứng hữu hiệu cho luận điểm ở trên. Ở thông tư này, bộ đã cho phép các trường tự tổ chức tuyển sinh và đảm bảo chất lượng đào tạo của mình. Trên thực tế, sau một thời gian thực hiện thông tư 55 thì các trường cũng nhận ra nguy cơ nếu cứ tiếp tục đào tạo tràn lan như vậy nên các trường mà đi đầu là liên thông đại học thương mại đã thận trọng hơn trong công tác đào tạo và tuyển dụng của mình.

Về chất lượng đào tạo liên thông

Thông tư 55 sửa đổi, bổ sung mới đi vào thực hiện một thời gian ngắn. Hiệu quả ban đầu là hệ học liên thông đã rộn ràng hơn, các trường đã tổ chức thi liên thông rầm rộ hơn. Tuy nhiên để biết hiệu quả kiểm soát chất lượng đến đâu thì phải mất một thời gian nữa. Nhưng nếu bộ không rút ra được bài học trước kia mà không kiểm soát được các trường thì bài toán chất lượng hệ liên thông vẫn còn khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu.

2022 – Năm biến động của đào tạo liên thông đại học

Do ảnh hưởng của dịch Covid. Năm 2022 là năm có nhiều biến động trong ngành giáo dục trong đó nổi bật nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; bên cạnh đó kỳ thi liên thông đại học 2022 cũng có nhiều thay đổi.

Năm 2022, bộ Giáo Dục và Đào Tạo thực hiện đẩy mạnh cải cách kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Theo đó, cách thức thi tuyển và phương án xét tuyển có nhiều thay đổi. Chưa xét đến những thành công hay thất bại của kỳ thi, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng những tác động to lớn của kỳ thi đến việc tuyển sinh h liên thông, đặc biệt đối với các trường đi đầu trong công tác này, như liên thông đại học thương mại, liên thông học viện tài chính, học viện ngân hàng…

Về đối tượng thi tuyển:

Trước đó, trong thông tư số 55 bộ GD & ĐT đưa ra quy định: với những thí sinh tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng mà có nhu cầu học liên thông lên đại học thì phải dự thi các môn văn hóa như thí sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên, khi kỳ thi tốt nghiệp có sự thay đổi thì việc thay đổi quy chế thi liên thông đại học 2022 là tất yếu để phù hợp.

Thông tư 55 sửa đổi đã hủy bỏ quy định bắt buộc thí sinh tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng phải thi cùng với các thí sinh thi đại học nữa. Quy định này đã xóa bỏ rào cản thời gian đối với sinh viên các hệ trung cấp, cao đẳng và được coi như là “cứu sống” hệ học liên thông khi mà thông tư 55 gần như đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các trường tuyển sinh liên thông về đầu vào; do đó, thông tư 55 bổ sung đã nhận được sự ủng hộ của nhiều trường đại học trên cả nước.

Như vậy: Tất cả các thí sinh sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng đều được đăng ký dự thi Liên thông đại học ngay!

Về hình thức tuyển sinh:

Ngoài việc không còn hạn chế thời gian tốt nghiệp cho các thí sinh nữa thì thông tư này còn cho phép các trường tự ra đề thi và tự tổ chức tuyển sinh ở một số trường: liên thông đại học công nghiệp hà nội, liên thông đại học thủ đô, đại học công đoàn… Việc các trường tự ra đề thi sẽ giúp phân loại chất lượng thí sinh đầu vào theo tiêu chuẩn của trường một cách dễ dàng và chi tiết hơn. Thông tư 55 đã chấn chỉnh một bộ phận các trường tuyển sinh tràn lan. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh khiến các trường đã có ý thức hơn về việc tuyển sinh của mình. Việc cho các trường tự chủ về phương án cũng như đối tượng tuyển sinh của trường sẽ giúp trường đảm bảo uy tín cũng như chất lượng đào tạo của mình.

16X5dh-cong-nghiep-ha-noi-tuyen-sinh-lien-th

Nhiều trường tổ chức tuyển sinh liên thông theo thông tư 55 sửa đổi

Xu hướng liên thông đại học hiện nay đa phần là các trường sẽ tổ chức tuyển sinh theo hình thức Xét tuyển (bản điểm Trung cấp hoặc Cao đẳng mà bạn đã tốt nghiệp). Đối với các trường hợp nào không đạt điểm xét tuyển sẽ chuyển sang Thi tuyển.

Việc thay đổi những quy chế thi là một phần không thể thiếu trong lộ trình cải cách giáo dục. Vấn đề cần đặt ra ở đây là bộ GD&DT nên cân nhắc và nghiên cứu kỹ để đưa ra một phương án tuyển sinh ổn định và hợp lý. HI vọng sẽ không có nhiều thay đổi trong quy chế tuyển sinh liên thông 2022 để các thí sinh có thể yên tâm hơn vào sự nghiệp học tập của mình.


Xem thêm: Danh sách các trường thông báo tuyển sinh liên thông đại học 2022 Mới nhất

Học tiếp liên thông hay đi làm?

Khi mà bằng cấp đã không còn quá quan trọng nữa thì sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng có nên học liên thông để lấy bằng đại học?

Trước đây, khi mà giáo dục đại học chưa ồ ạt như bây giờ thì tấm bằng đại học là niềm hãnh diện của cả một gia đình, đôi khi là một dòng tộc. Tấm bằng đại học lúc đó đại diện cho cả một thời gian dài phấn đấu, là minh chứng cho một người tri thức cao mà ai cũng phải nể trọng. Lúc đó có tấm bằng đại học như một tấm vé thông hành, có thể làm công việc thuận lợi hơn; vì thế người ta trọng bằng cấp.

Thế rồi đào tạo đại học nở rộ. Các trường đại học thi nhau mở ra, các trường trung cấp, cao đẳng cũng theo đó mà nở rộ, ngày càng phổ biến. Tấm bằng đại học lúc này vẫn được nể, được trọng nhưng không còn như trước.

Giờ đây thì đại học không còn khó khăn như trước nữa; khi mà người người học đại học, nhà nhà phấn đấu cho con học đại học. Nếu không thi đỗ đại học thì bạn có thể học cao đẳng rồi liên thông đại học sau khi học xong; thậm chí, bạn chỉ cần học trung cấp rồi liên thông từ trung cấp lên đại học thì bạn cũng có được tấm bằng đại học vậy.

Đó là nguyên nhân nhiều nhà tuyển dụng không mấy quan tâm đến bằng cấp và cũng chính là nỗi lo của các sinh viên trung cấp, cao đẳng mới ra trường: học tiếp hay đi làm.

Học tiếp hay đi làm cũng có những cái hay, cái dở của nó; hay hoặc dở là do hoàn cảnh của mỗi người. Trong bài viết này chúng tôi chỉ phân tích cái hay, cái dở của từng việc theo quan điểm của bản thân để mọi người cùng tham khảo.

lien thong 2016

Học tiếp liên thông hay đi làm?

Vấn đề đi làm

Đi làm sau khi ra trường là nỗi lo chung của tất cả sinh viên. Thực tế các sinh viên mới ra trường (tất cả các bậc học) trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế (liên thông đại học thương mại, liên thông học viện tài chính…) hay kỹ thuật (liên thông đại học công nghiệp hà nội, liên thông đại học bách khoa…) đều phải có một quãng thời gian tìm việc tương đối vất vả. Thường thì sinh viên mới ra trường sẽ vướng vào vòng xoáy giữa công việc và kinh nghiệm, đây là lúc bạn phải hạ cái tôi của mình xuống, chấp nhận công việc ngay từ những vị trí thấp nhất (thường là thực tập). Đi làm sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý báu mà trường học không thể đem đến cho bạn. Và nếu bạn có năng lực thì việc thăng tiến với tấm bằng trung cấp, cao đẳng là chuyện bình thường bởi các công ty hiện nay không qua coi trọng bằng cấp.

Cái dở của việc đi làm thì cũng ở cái bằng mà ra. Nếu bạn muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì tấm bằng quá thấp có thể làm chậm bước tiến của bạn. Thêm nữa, bằng cấp cao thì bao giờ cũng có lợi cho bạn.

Vấn đề học tiếp

Nói cái hay của học tiếp thì chủ yếu là cái lợi của bằng cấp, kiến thức. Việc học lên cấp học cao hơn bao giờ cũng đem đến cho bạn nhiều kiến thức hơn; nhất là học liên thông ngay khi mới ra trường các kiến thức sẽ không bị “cũ”. Thêm nữa đó là cái lợi của bằng cấp; ví dụ thực tế cho thấy: giữa 2 người cùng chưa có kinh nghiệm và cùng điều kiện mà một người có bằng liên thông đại học công nghiệp và một người có bằng cao đẳng công nghiệp, người ta thường lựa chọn người có bằng liên thông.

Tuy vậy như đã nói ở trên, tấm bằng không đem lại tất cả giá trị cho bạn. Việc học tiếp có thể khiến bạn bỏ lỡ những kinh nghiệm việc làm mà các bạn cùng lứa đã được trải nghiệm.

Dù lựa chọn đi học hay đi làm cũng hãy luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng bản thân; đó mới chính là con đường thành công chân chính của bạn.

Những biến động của hệ đào tạo liên thông 2022 (phần 2)

Bộ “cởi trói” cho hệ đào tạo liên thông? Đâu là nguyên nhân chính của vấn đề này?

Sau 10 năm triển khai, chương trình đào tạo liên thông đã bộc lộ nhiều bất cập. Năm 2012, bộ GD&DT đã ra thông tư 55 với mục đích siết chặt việc đào tạo liên thông. Trải qua 4 năm thực hiện (2012-2015) thông tư này đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và đến tháng 6 /2015 thông tư 55 sửa đổi, bổ sung đã được bộ GD&DT ban hành; thông tư này được coi như một “liều thuốc hồi sinh” cho hệ đào tạo

lien thong 2016

Bộ trưởng Phạm Vũ Luân phát biểu

Sau đây là những lý do của việc “cởi trói” này:

Thông tư 55 gần như làm tê liệt hệ đào tạo liên thông

Với quy định bắt buộc những thí sinh tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng muốn học liên thông 2016 phải dự thi cùng đợt với thí sinh thi cao đẳng, đại học bộ đã hạn chế nguồn đầu vào của hệ học này.

Các sinh viên trung cấp, cao đẳng sau một thời gian học chương trình đào tạo ở trường thì hầu như đã quên kiến thức phổ thông. Lúc này, việc bắt buộc họ thi chung đề thi đại học hầu như là nhiệm vụ bất khả thi; chưa kể những bạn học trung cấp, cao đẳng vốn có kết quả học tập thời phổ thông không phải là cao (bằng chứng là họ bị trượt đại học).

Với những thí sinh tốt nghiệp đủ 36 tháng: lúc này thường họ đã có gia đình hoặc công việc ổn định lên nhu cầu học liên thông lên là không cao; điều này còn chưa tính đến việc những kiến thức bị mai một dần do họ đã rời xa việc học khá lâu, nhất là đối với các trường kinh tế ở các hệ đào tạo như liên thông đại học thương mại…

Hệ quả là các bạn muốn học liên thông thì gặp khó khăn khi thi tuyển, còn các trường thì lại không tuyển được sinh viên vì những rào cản mà quy định đã đặt ra khiến phần lớn thí sinh bị trượt.

Các trường đã có được bài học cho mình

Với thông tư 55, bộ GD & DT đã cho các trường thấy rằng nếu cứ tiếp tục sai phạm, bộ sẵn sàng “trảm” luôn hệ học này. Đây là một bài học cảnh tỉnh cho các trường  và dường như nó đã phát huy hiệu quả của mình.

Một nguyên nhân nữa là thông tư 55 nếu tiếp tục kéo dài sẽ khiến các trường không còn quan tâm với việc tuyển sinh liên thông 2016 nữa; đó có thể là cái kết cho hệ học này.

Kế hoạch cải cách giáo dục và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Bộ GD&DT đang trong lộ trình cải cách giáo dục và kỳ thi THPT quốc gia cũng có nhiều thay đổi. Với việc hợp hai kỳ thi quốc gia làm một thì rõ ràng là có sự thay đổi đáng kể về quy chế và cách thức thi (như chúng ta đã thấy) điều này dẫn đến nhiều bất cập cho những thí sinh thi liên thông cùng với kỳ thi quốc gia. Vì vậy việc thay đổi là bắt buộc để phù hợp và đồng bộ giữa các quy chế tuyển sinh và đào tạo.

Trên thực tế, việc các trường đại học tự tổ chức tuyển sinh liên thông là điều bình thường, thông tư 55 chỉ là một đòn cảnh cáo để các trường chú ý và kiểm soát chặt chẽ hơn việc đào tạo của mình.

Thông tư 55 tuy nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng đó là liều thuốc đắng cần thiết trong tình trạng đào tạo tràn lan. Khi mà liều thuốc này đã phát huy được hiệu quả thì thông tư sửa đổi là một liều thuốc giải cần thiết để tránh liều thuốc đắng kia trở thành thuốc độc.

Những biến động của hệ đào tạo liên thông 2022 (Phần 1)

Với thay đổi lớn trong thông tư 55 sửa đổi, ngành học liên thông đại học đã được “cởi trói” sau một thời gian quản lý chặt. Vậy tại sao ngành học này lại được “cởi trói” như vậy?

Vì sao hệ đào tạo liên thông bị “trảm”?

Để trả lời cho vấn đề này chúng ta phải bắt đầu từ nguyên nhân mà thông tư 55 được đưa ra.

Ngược dòng thời gian trở về những năm 2002, với mục đích mở rộng đào tạo cũng như tạo điều kiện cho những bạn học cấp trung cấp, cao đẳng có thể học cao hơn bộ  Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) đã triển khai chương trình đào tạo liên thông thí điểm cho một số trường đại học được phép tổ chức liên thông đại học, chia ra làm các nhóm: liên thông đại học chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa…

Tuy nhiên, bất chấp những bất cập của chương trình đào tạo mà quá trình thí điểm đã chỉ ra, bộ GD &DT đã mở rộng mô hình một cách nhanh chóng; thậm chí một số trường mới được thành lập cũng được cấp phép tham gia.

lien thong 2016

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Năm 2008, bộ GD&DT giao cho các trường quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh và đào tạo liên thông thì phong trào liên thông trung cấp lên đại học, từ cao đẳng lên đại học ngày càng diễn ra rầm rộ và khó kiểm soát.

Năm 2010 bộ GD&DT và bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã mở rộng thêm cơ hội cho các đối tượng học nghề  bằng cách cho các đối tượng thuộc các trường trung cấp, cao đẳng nghề được phép liên thông lên đại học.

Với những quy định trên thì bộ GD&DT đang “bỏ ngỏ” việc quản lý đào tạo liên thông, tình trạng liên thông diễn ra tràn lan, mất kiểm soát cả về số lượng và chất lượng. Việc quy định giá trị của bằng liên thông ngang bằng với bằng chính quy cũng khiến cho việc học liên thông trở thành cơ hội nâng cấp bằng; hình thành nên một trào lưu học trung cấp, cao đẳng rồi liên thông lên đại học.

Những quy định trên cũng mở đường cho một loạt sai phạm trong đào tạo liên thông. Trong đó tình trạng không kiểm soát được chất lượng (do nhà trường tự chủ) hay việc các trường không được cấp phép vẫn tổ chức đào tạo diễn ra gần như công khai.

Đây chính là nguyên nhân mà hình thức học liên thông bị “trảm”.

Thông tư 55 của bộ GD & DT đã đánh đòn mạnh vào hệ đào tạo liên thông. Với quy định những ai chưa đủ điều kiện tốt nghiệp 36 tháng muốn học liên thông sẽ phải thi cùng đợt với thí sinh trong kỳ thi đại học, cao đẳng, quy định này đã gián tiếp cắt giảm nguồn đầu vào của hệ liên thông; nó làm giảm mạnh lượng thí sinh thi liên thông khiến ngành học này gần như bị “chết”.

Còn tiếp…

 

Tuyển sinh liên thông trường đại học thương mại

Trường đại học kinh doanh công nghệ là một trong những trường dân lập hàng đầu trong cả nước. Trường thành lập năm 1996 Qua 19 năm hoạt động, Trường đã tiếp nhận 95.000 sinh viên, trong số đó, đã “cho ra lò” 46.000 Cử nhân, Kỹ sư, Kiến trúc sư và 700 Thạc sỹ.

Trường lấy đào tạo nghề nghiệp – thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn; không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.

dai-hoc-thuong-mai

Đại học thương mại

Mỗi phòng học đều được trang bị hệ thống máy chiếu, âm thanh và mạng lưới wifi phủ khắp khuôn viên trường. Bên cạnh đó, nhà trường có một canteen lớn và nhiều canteen nhỏ, các máy bán nước tự động phân bố khắp các tầng học, thân thiện, thuận tiện cho sinh viên. Các phòng học chức năng dành cho việc học tập, nghiên cứu khoa học,thư viện, kiểm tra và thi hết học phần đều được trang bị hệ thống máy tính hiện đại, có camera giám sát trong quá trình thi, bạn có tất cả mọi điều kiện để tập trung vào việc học tập.

Trường là một trong số ít trường nhận liên thông đại học từ các trườn trung cấp, cao đẳng nghề. Hiện chương trình tuyển sinh liên thông đại học của trường chấp nhận tuyển sinh các hệ: liên thông từ trung cấp lên đại học (kể cả trung cấp nghề) và liên thông từ cao đẳng lên đại học(kể cả cao đẳng nghề). Do đó, trường là một địa chỉ lý tưởng cho những bạn học trung cấp, cao đẳng nghề (cũng như hệ chính quy) học liên thông.

Hiện trường đang tổ chức tuyển sinh liên thông đại học các ngành : ngành kế toán, ngành tài chính ngân hàng, ngành công nghệ thông tin, ngành thương mại, ngành quản trị kinh doanh, ngành quản lý nhà nước, ngành luật kinh tế và ngành xây dựng. Thí sinh có nguyện vọng học liên thông các ngành trên có thể liên hệ để biết hồ sơ cũng như thủ tục của trường,

 

 

Đại học công nghiệp thi thợ giỏi ngành cơ khí thành phố Hà Nội năm 2016

Trong hai ngày 03-04/10/2015, ĐH Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành cơ khí thành phố Hà Nội năm 2016.

Tham dự buổi lễ khai mạc vào sáng ngày 03/10 có ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, TS. Phạm Văn Bổng – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, ngài Yorio Kanemaru – Cố vấn trưởng Dự án HaUI-JICA và các đại diện đến từ Sở Công Thương, Sở Nội Vụ, Ban Thi đua Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, cùng 121 thí sinh đại diện cho 54 đoàn tham gia hội thi năm nay.

Bên cạnh sinh viên cao đẳng, đại học còn có sự tham gia tích cức của các sinh viên, học viên liên thông các trường: liên thông đại học công nghiệp, liên thông học viện tài chính, liên thông đại học thương mại

lien thong dai hoc

lễ khai mạc hội thi thợ giỏi ngành cơ khí thành phố Hà Nội

Nội dung buổi lễ:

Đây là lần thứ 5 hội thi được tổ chức. Hội thi là sân chơi để các bạn sinh viên thể hiện hiểu biết, tài năng của mình về ngành học cơ khí yêu thích của bản thân, cũng là cơ hội để các bạn trao đổi, trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp tương lai. Phát biểu khai mạc hội thi, bà Nguyễn Thị Tuyến – Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết hội thi năm nay mở rộng nội dung thi với 05 nội dung thi: Tiện vạn năng, phay vạn năng, Hàn điện, CNC Phay, CNC Tiện, số lượng đoàn dự thi, thí sinh dự thi; tăng 33% so với năm đầu tiên tổ chức. Đặc biệt trường đăng cai tổ chức còn có sự tham gia của 2 đội thuộc đoàn sinh viên đại học công nghiệp và sinh viên liên thông đại học công nghiệp.

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh đến sự cần thiết của những phong trào, hoạt động đánh giá kỹ năng tay nghề dành cho đội ngũ công nhân, người lao động trên toàn thành phố đã, đang và sẽ giúp đội ngũ công nhân, người lao động khẳng định được vai trò, năng lực trước doanh nghiệp, nhà tuyển dụng.

Đại diện cho Nhà trường – đơn vị đăng cai, chịu trách nhiệm chính toàn bộ cơ sở vật chất, nội dung ôn tập, đề thi, coi thi, chấm thi của hội thi năm nay, TS. Phạm Văn Bổng – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh thuộc tất cả các hệ đào tạo: cao đẳng, đại học, liên thông 2016 và ban tổ chức làm việc công tâm, hiệu quả, giúp các thí sinh đạt thành tích cao nhất và hội thi thành công tốt đẹp.

Đại học Thương mại khai giảng hệ Cử nhân quốc tế khóa 12 năm học 2015-2016

Ngày 26/09/2015, Khoa Đào tạo quốc tế – ĐH thương mại đã tổ chức lễ khai giảng lớp cử nhân liên kết đào tạo quốc tế khóa 12.

Tham dự lễ khai giảng, có PGS. TS Bùi Xuân Nhàn – Phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng trường ĐH thương mại, ban chủ nhiệm khoa Đào tạo quốc tế và các thầy cô giảng dạy, cùng hơn 300 tân sinh viên khóa 12.

 Tham gia khóa học này là những học sinh đã được tuyển chọn từ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thi liên thông đại học 2016 và đã đáp ứng các yêu cầu để học tại trường đại học Thương mại. Đây là dự án liên kết đào tạo cử nhân khóa 12 với 6 chuyên ngành được triển khai tại trường đại học Thương mại góp phần bổ sung đội ngũ nhân lực có trình độ, có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cho Việt Nam.

 Trong buổi lễ khai giảng, Trung tâm ngoại ngữ CILA cũng đã trao tặng học bổng là các khóa học ngoại ngữ miễn phí cho thủ khoa có số điểm cao nhất (24 điểm) và thủ khoa các chuyên ngành đào tạo thuộc các hệ cao đẳng, đại học, liên thông đại học thương mại.

 Một số hình ảnh trong buổi lễ khai giảng:

lien thong dai hoc thuong mai

PGS. TS Bùi Xuân Nhàn phát biểu tại buổi lễ

lien thong dai hoc 2016

lễ khai giảng hệ cử nhân liên kết quốc tế khóa 12

 

lien thong dai hoc 2016

tiết mục ca hát trong lễ khai giảng

Buổi lễ đã kết thúc tốt đẹp trong sự hân hoan của các tân cử nhân hệ cử nhân quốc tế khóa 12 trường đại học thương mại. Hi vọng lễ trao bằng tốt nghiệp cho hơn 1500 sinh viên hệ liên thông đại học công nghiệp hà nội diễn ra vào ngày mai 27/09 cũng sẽ kết thúc thành công như buổi lễ hôm nay.

 

Lễ Trao Bằng kiến trúc sư cho khóa AR15

Chiều ngày 14/4, Khoa Kiến Trúc trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ đã long trọng tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp Kiến Trúc Sư khóa AR15 cho các em sinh viên mới ra trường hệ đại học và liên thông đại học 2016.

Tới tham dự buổi lễ có sự tham gia của các thầy cô giáo trong khoa có GS.TS.KTS Nguyễn Hữu Dũng – Chủ nhiệm khoa; đại diện các phòng ban TS. Nguyễn Kim Sơn- Chánh văn phòng; PGS.TS.KTS Thiều Văn Hoan – Phó chủ nhiệm khoa; TS. KTS Nguyễn Tiến Bùi cùng các thầy cô, và hơn 150 sinh viên có mặt trong buổi lễ trao bằng.

Mở đầu khai mạc buổi lễ GS.TS.KTS. Nguyễn Hữu Dũng phát biểu gửi lời chúc mừng tới toàn thể các sinh viên – Tân Kiến Trúc Sư của trường “Hôm nay tôi được phép gọi các em là đồng nghiệp bởi vì chính thức từ ngày hôm nay các em sẽ là các Kiến Trúc Sư, và hôm nay ngày rất trọng đại chúng tôi trước hết thay mặt cho khoa Kiến Trúc nhiệt liệt chào mừng 150 em sinh viên đã tốt nghiệp khóa AR15 hôm nay sau những tháng ngày tiếp cận với thực tế, các em đã trở lại trường để nhận lấy tấm bằng rất quan trọng đấy là chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc Sư. Năm 2010 – 2011 khoa Kiến Trúc tiếp nhận học viên, các em là khóa thứ 3 khoa nhận đào tạo các Kiến Trúc Sư cho đất nước, các em vào trường có 14 lớp với 420 sinh viên nhưng hôm nay 150 em được nhận bằng Kiến Trúc Sư là sau khi các em đã tốt nghiệp kết quả tốt nghiệp tốt các em đã đạt được những tín chỉ học tập, trong bối cảnh rất quan trọng hiện nay bắt đầu ngày 18 Đại hội Kiến Trúc Sư toàn quốc lần thứ 9 bắt đầu họp tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 31/4 và ngày 27/4 là ngày Kiến Trúc Việt Nam. Các em khóa AR 15 là các em khóa học với chương trình ngắn hơn với các khóa khác các em học 4 năm, nhưng trong chương trình đào tạo của trường khoa Kiến Trúc vẫn cố gắng để các em đặt được những tín chỉ về mặt chuyên môn nhanh bằng các cơ sở đào tạo khác, trong 4 năm nhưng các em vẫn học đủ 240 đơn vị học trình tương ứng với 180 tín chỉ. Tuy không có bề dày lịch sử như hệ đào tạo liên thông đại học công nghiệp, nhưng khoa Kiến trúc trường ta đã đào tạo ra những kiến trúc sư đủ trình độ để xây dựng, cống hiến cho đất nước. Trong 273 em sinh viên các đồ án tốt nghiệp gần như là khá và giỏi chỉ có 64 đồ án đạt kết quả xuất sắc chiếm 29,6%, 147 sinh viên đạt loại giỏi chiếm 68% và 5 đồ án loại khá chiếm 2,4% do một số sinh viên còn nợ môn nên trong số 216 sinh viên đã bảo vệ tố nghiệp có 141 sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp Kiến Trúc Sư đợt 1 này. Số sinh viên còn lại sẽ nhận bằng vào đợt 2 tới đây. Hiện nay sau khi hoàn thành tốt nghiệp, các em sinh viên khoa AR 15 đã và đang liên hệ công việc tại các công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, viện quy hoạch, công ty xây dựng. Trên 2/3 số sinh viên này đã ổn định công việc. Các cơ quan làm việc đều đánh giá về năng lực công việc của sinh viên khoa ta. Đây là minh chứng cho việc đào tạo của khoa Kiến Trúc phú hợp sát với nhu cầu thực tế hiện nay.

Ngày hôm nay, Khoa Kiến Trúc sẽ tổ chức trao bằng tốt nghiệp Kiến Trúc Sư cho 141 sinh viên khóa AR15. Từ nay các em đã chính thức trở thành một Kiến Trúc Sư. Thay mặt lãnh đạo khoa, chúng tôi mong các kiến trúc sư trẻ nỗ lực phát triển nghề nghiệp và găt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Chúc các em có nhiều đóng góp cho đất nước giầu mạnh.”

lien thong dai hoc

GS.TS.KTS. Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi lễ

Đáp lại tình cảm của thầy Chủ nhiệm khoa, những lời chia sẻ ân cần và sâu sắc, sinh viên Mai Châm Anh (Sinh viên lớp nội, ngoại thất AR15.10) thay mặt các sinh viên đại học, liên thông 2016 gửi lời phát biểu, cảm ơn tới các thầy cô trong khoa:

 “Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô và toàn thể các bạn sinh viên thân mến. Em tên là Mai Châm Anh là sinh viên lớp AR 15.10. Hôm nay em rất vui và vinh dự khi đại diện các bạn sinh viên sắp ra trường được nói lên những cảm xúc và gửi lời tri ân đến tất cả thầy cô.

Bốn năm học cuối cùng cũng đã kết thúc, chắc hẳn mỗi sinh viên năm cuối đều nhớ như in ngày nhập trường, khi đó vẫn còn ngơ ngác, đứng trước cổng trường đại học, lòng ngập tràn niềm vui và hân hoan của một tân sinh viên. Vậy mà giờ đây, chúng em lại sắp xa thầy cô xa mái trường và xa những người bạn thân thương. Đâu đó trong những niềm vui của ngày hôm nay là những cảm xúc bất chợt vỡ òa khi phải nói lời chia tay.

Bốn năm học là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để khắc ghi biết bao kỉ niệm bên mái trường, thầy cô và bè bạn. Chúng em đã được sống trong sự dạy bảo tận tâm, nhiệt huyết của thầy cô và 4 năm học ấy cũng đủ để chúng em đạt được những thành quả nhất định. Đó là kiến thức, là nghị lực, là sự tự tin vào bản thân để có thể vững bước trong cuộc sống mới. Thầy cô cho chúng em một nền tảng trí thức vững chắc, dạy cho chúng em cách sống, cách làm người, cả cách mỉm cười và cách đón nhận những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường BGH đã hết lòng tạo điều kiện cho chúng em, để chúng em có thể học tập tốt và đạt được những thành quả như ngày hôm nay.

Đặt biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến toàn thể Khoa Kiến Trúc, nơi đã cho chúng em một môi trường học tập tuyệt vời với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, rất gần gũi và thân thiện, cảm ơn các thầy cô trong Khoa đã tận tâm tận lực bằng tinh thần và trách nhiệm của mình. Không chỉ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà còn dìu dắt chỉ bảo chúng em phấn đấu và rèn luyện nên người. Cảm ơn thầy cô chắp cánh cho những ước mơ của chúng em trở thành hiện thực.

Cũng xin được gửi tới những người bạn tôi, các tân Kiến Trúc Sư lời chúc tốt đẹp nhất, chúng ta sắp phải tạm biệt giảng đường, tạm biệt những tháng năm của thời sinh viên mơ mộng, tạm biệt những buổi học đầy tiếng cười, niềm vui. Tạm biệt những chuyến đi thực tế, những trải nghiệm đầy thú vị và ý nghĩa cùng các bạn… Rồi đây, những người bạn thời đại học hôm nay cũng sẽ đi muôn nơi, sẽ bay đến những chân trời mới để thực hiện những ước mơ của riêng mình. Tạm biệt những người bạn không hẹn mà gặp, để rồi mai sau, trong tim ta vẫn nhớ những bong hình đó. Chúc cho chúng ta sẽ phấn đấu không ngừng nghỉ, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, để ngày mai đây, từ mái trường này, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, sẽ luôn vững vàng trên con đường đã chọn, sẽ là niềm tự hào của thầy cô, Nhà trường.

Cuối cùng, xin chúc mừng trườngĐH Kinh Doanh và Công Nghệ ngày càng phát triển, đúng như sứ mệnh và mục tiêu của trường đã đặt ra, chúc quý thầy cô luôn luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người, chúc tất cả các bạn sinh viên ra trường sẽ thành công trên con đường đã chọn.”

tuyen sinh lien thong dai hoc

sinh viên Mai Châm Anh phát biểu

Một số hình ảnh tại buổi lễ

dai hoc cong nghiep ha noi

Tiết mục ca hát tại buổi lễ

lien thong dai hoc 2016

toàn cảnh lễ trao bằng

Buổi Lễ trao bằng tốt nghiệp Kiến Trúc Sư khóa AR15 đã kết thúc thành công, từ đây các tân Kiến Trúc Sư mới ra trường sẽ có một con đường mới, sự nghiệp mới, bằng chính những kiến thức đã học tập tại nhà trường và những tài năng chúc các bạn sẽ luôn thành công trong sự nghiệp, cống hiến tuổi trẻ niềm đam mê cho đất nước. Hi vọng rằng buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên hệ liên thông đại học thương mại diễn ra vào ngày mai 14/5 cũng diễn ra tốt đẹp.

Liên thông Đại học 10 năm xây dựng và phát triển

Năm 1996, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/TTg ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2003, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 2710/QĐ-BGDĐT cho phép mở hai ngành đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là Kế toán và Công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, Khoa TCCN ra đời theo Quyết định số 395/QĐ-TCCB của Ban Giám hiệu. Ngày 24/03/2005, sau gần bốn tháng hoạt động của Khoa TCCN, GS. Hiệu trưởng Trần Phương ký Quyết định số 733/QĐ-TCCB và ngày 15/7/2005 thành lập Khoa Cao đẳng (CĐ) và Trung cấp chuyên nghiệp. Năm 2007 trường được Bộ GDĐT phê duyệt đào tạo hệ liên thông đại học 2016 (ĐHLT) chính quy. Như vậy, Khoa được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ quản lý ba hệ đào tạo: TCCN, CĐ và ĐHLT. Đến năm 2011, số sinh viên ba hệ đào tạo đã lên tới trên 18.000 người. Để đáp ứng với sự phát triển trên đây, tại Quyết định số 96/QĐ-TCCB ngày 8/12/2011, Ban Giám hiệu quyết định tổ chức lại Khoa CĐ và TCCN theo mô hình mới gồm các bộ phận chức năng: Văn phòng khoa, Phân khoa CĐ và TCCN, Phân khoa ĐHLT, Phòng công tác sinh viên, Tổ tiếng Anh CĐ và TCCN, Tổ tiếng Anh I, II, III.

Sau khi có Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT không tổ chức đào tạo TCCN trong trường đại học, Ban Giám hiệu có Quyết định số 781/QĐ-TCCB ngày 13/2/2012 đổi tên Khoa CĐ và TCCN thành Khoa CĐ và ĐHLT.

Ngày 25/12/2012, Bộ GDĐT ra Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT về đào tạo ĐHLT. Do số sinh viên cao đẳng ngày càng giảm và có thể tổ chức cho học ghép với các lớp “Đại học chính quy 4 năm”, nên Khoa được đổi tên thành Khoa ĐHLT theo Quyết định số 407/QĐ-BGH ngày 17/10/2014.

Việc thay đổi chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Khoa phù hợp với sự phát triển và tuân theo các quyết định của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, mới gần 10 năm đã có bốn lần thay đổi, bình quân cứ hai năm rưỡi có một lần thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,… đã tạo cho khoa những nhân tố phát triển bền vững.

NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 10 NĂM (2006 – 2016)

Công việc đầu tiên

-Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

– Quản lý toàn diện hệ TCCN-CĐ- ĐLLT, từ việc lập đề án trình Bộ GDĐT cho mở hệ ĐHLT từ CĐ lên ĐH và từ TCCN lên ĐH;

– Xây dựng đề án và đào tạo hệ TCCN, LT lên ĐH ngành Tài chính – Ngân hàng;

– Lập kế hoạch xin chỉ tiêu tuyển sinh của hệ TCCN và LT;

– Xin cấp phôi bằng cho sinh viên TCCN, CĐ, ĐHLT tốt nghiệp ra trường;…

Đó là những vấn đề lớn mà Khoa đã chủ động triển khai thực hiện sau khi được GS. Hiệu trưởng phê duyệt đề án. 

Tiếp theo đó, Ban Giám hiệu quyết định giao cho Khoa làm công tác giám thị học đường tại khu vực Lạc Trung (Cơ sở 2 của trường). Tại khu vực này, có gần 10.000 sinh viên của các khối TCCN, CĐ, ĐHLT, ĐH và Tại chức (TC) học liên tục cả ngày và một số buổi tối. Đây là công việc hết sức phức tạp và vất vả, không đơn giản trong công tác giám thị học đường bình thường theo quy chế, đòi hỏi phải có cách quản lý sáng tạo, chặt chẽ, có hiệu quả. Dựa vào ý kiến của giảng viên và sinh viên có tâm huyết, Khoa đã có sáng kiến lập phiếu giám thị học đường, sau đó lập bảng treo thẻ lên lớp cho giảng viên, chuyển nhiệm vụ giám thị học đường sang giảng viên chủ động tự giải quyết theo quy định thống nhất thời gian lấy thẻ, trả thẻ lên lớp, ghi sổ, giao phiếu giám thị học đường,… Do đó đã hạn chế tối đa tình trạng lên lớp chậm giờ và tan lớp sớm, hiệu quả giảng dạy được nâng lên một bước. Sau khi chuyển về cơ sở I Vĩnh Tuy, công việc giám thị học đường vẫn được duy trì suốt ba buổi sáng, chiều, tối ở  cả bốn tòa nhà A, B, C, D

Công tác tuyển sinh

            Do chủ động nắm nguồn học sinh THPT tốt nghiệp thi trượt đại học, cao đẳng ở các địa phương, làm tốt công tác thông tin truyền thông, nên số lượng thí sinh tuyển vào TCCN ngày càng tăng, cũng như số sinh viên TCCN, CĐ đủ điều kiện thi tuyển vào hệ CĐ và ĐHLT của trường ta không khi nào thiếu nguồn.

              Trong tổng số 38.912 sinh viên ba hệ đào tạo của Khoa đã hệ thống lại như sau:

+ TCCN: 3452 sinh viên.

+ CĐ: 4670 sinh viên.

+ ĐHLT: 30.790 sinh viên.

            Được tổ chức học tại các ngành: kế toán, tài chính- ngân hàng, thương mại, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, cơ- điện tử, điện- điện tử, xây dựng.

             Hệ ĐHLT chính quy: 12.858 sinh viên, trong đó:

+ Loại khá giỏi: 45,61%.

+ Trung bình khá: 54,36%.

+ Trung bình: 0,03%.

             Hệ CĐ: 2.508 sinh viên, trong đó:

+ Loại khá giỏi: 42,50%.

+ Trung bình khá: 57,25%.

+ Trung bình: 0,25%.

            Hệ TCCN: 2.187 sinh viên, trong đó:

+ Loại khá giỏi: 59,17%.

+ Trung bình khá: 40,28%.

+ Trung bình: 0,55%

           Hầu hết số sinh viên ĐHLT ra trường đều có việc làm ổn định, một số có thu nhập cao, nhiều sinh viên trưởng thành và có vị trí làm việc tương xứng. Sở dĩ như vậy, một là, do chính bản thân người đang đi làm thi vào học ĐHLT và, hai là, do bạn bè cùng học ĐHLT giới thiệu với các công ty.

             Một số lớn sinh viên CĐ, TCCN cũng tìm được việc làm hoặc học tiếp lên liên thông đại học thương mại.

Công tác quản lý sinh viên

           Công việc quản lý trên hàng chục ngàn sinh viên các cấp học của Khoa, hiện nay được phân công cho các giáo viên chủ nhiệm đảm trách. Bình quân một giáo viên chủ nhiệm quản lý trên 800 sinh viên. Khoa đã củng cố đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó) theo quy định của trường, tổ chức họp lớp theo đúng lịch trình và có nội dung cụ thể; lắng nghe ý kiến của sinh viên phản ánh về giảng viên, về Khoa, về trường, về chương trình đào tạo, về điểm thi, về tổ chức quản lý điểm của Trung tâm Tin học,…; kịp thời có biện pháp khắc phục, nên chất lượng quản lý sinh viên đã chuyển biến tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc danh sách và giữ mối quan hệ với sinh viên tốt, nên khi có sự việc xảy ra đối với từng sinh viên, đã xử lý kịp thời. Tình trạng sinh viên chậm tiến, sinh viên cá biệt hầu như không còn.

            Thời gian gần đây, Khoa đã phối hợp với Phòng Quản trị, Tổ Bảo vệ, Tổ Trông xe ở Cơ sở 2 thực hiện triệt để Quyết định số 366/QĐ-GV ngày 1/1/2009 do Giáo sư. Hiệu trưởng ký ban hành, xây dựng Nội quy học đường nghỉ giải lao, nên hạn chế bước đầu tình trạng sinh viên đến lớp chậm, bỏ tiết, về sớm; giảng viên nghỉ giải lao quá thời gian quy định. Đó là việc làm tích cực nhằm nhiều mục tiêu trong công tác quản lý sinh viên, quản lý đào tạo và giữ vững uy tín của trường đối với xã hội, đối với phụ huynh sinh viên trên nhiều mặt. Tuy chưa khảo sát, thống kê về một số sinh viên mang tiền học phí đi tiêu xài sai mục đích, tình trạng hư hỏng  một bộ phận sinh viên đã được ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh trường học, an ninh xã hội, nâng cao chất lượng của việc dạy tốt, học tốt.

            Việc liên hệ với cựu sinh viên của Khoa đã ra trường được xúc tiến, bước đầu đã liên lạc được với một số sinh viên đang công tác trên địa bàn Hà Nội và  một số địa phương làm cơ sở cho việc tổ chức cuộc gặp gỡ với cựu sinh viên và phụ huynh sinh viên trong thời gian tới, thông qua đó, góp phần làm tốt hơn công tác quản lý sinh viên.

             Đây cũng là mối quan tâm lớn của Khoa, vì đến nay đã có hàng nghìn sinh viên từ Khóa 1 đến Khóa 9 tốt nghiệp thuộc cả ba hệ đào tạo TCCN, CĐ và liên thông đại học.

                Khoa nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT và QĐ số 563/2013, quy định số 932/2015 của Giáo sư Hiệu trưởng về việc rà soát các môn học được bảo lưu, miễn giảm, thực hiện việc ghi vào bảng điểm đầy đủ quá trình học CĐ và TCCN của sinh viên theo quy định của Hội đồng liên thông 2016, đảm bảo quyền lợi cho sinh viên lấy bằng tốt nghiệp ra trường.

               Để có những kết quả trên đây không đơn giản, không phải một sớm một chiều mà có được. Chẳng hạn, khi sinh viên TCCN Khóa I đã thi tốt nghiệp xong, nhưng chưa có cơ sở xin cấp phôi bằng và chỉ tiêu TCCN Khóa V chưa được Bộ GDĐT giao. Khi đó, Khoa phải làm kế hoạch, xin chỉ tiêu của Bộ, mới đủ thủ tục cấp phôi bằng cho sinh viên TCCN Khóa I ra trường thuận lợi.

                 Tuy gặp không ít trở ngại, nhưng với quyết tâm và ý chí năng động, sáng tạo, bằng nỗ lực của tập thể và sự chỉ đạo của Giáo sư Hiệu trưởng, Khoa ĐHLT đã vượt qua thử thách, đem lại quyền lợi chính đáng cho sinh viên và đã giải quyết, tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho ĐHLT, CĐ và TCCN chu đáo, long trọng, tạo niềm tin tưởng và phấn khởi trong sinh viên các khóa, góp phần làm cho uy tín của trường được quảng bá rộng khắp trên phạm vi cả nước và tạo thuận lợi cho tuyển sinh hàng năm.

lien thong dai hoc 2016

Đảm bảo quyền lợi của sinh viên

Về công tác quản lý tài chính

             Được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ, có thời gian Khoa CĐ và TCCN trực tiếp thu học phí, lệ phí của sinh viên nộp theo quy định, đảm bảo an toàn, chính xác. Công tác kế toán, quyết toán thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của trường. Hiện nay, Khoa ĐHLT đã chuyển giao công việc này cho Phòng Tài vụ trường giống như hệ liên thông đại học công nghiệp hà nội đã từng làm. Khoa góp phần đáng kể làm tăng nguồn tài chính cho trường: trong một thời gian dài nguồn thu của Khoa đóng góp cho trường khoảng trên 40% tổng thu của toàn trường, được Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng đánh giá cao những kết quả nêu trên.

Một số lĩnh vực công tác khác

              Được coi là một Phân hiệu của trường, Khoa đã thực hiện tốt công tác quản lý hành chính đối với sinh viên. Khoa đã phân công nhiệm vụ cụ thể của Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm khoa, các giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời mọi việc liên quan đến quyền lợi của sinh viên, theo thẩm quyền được Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng giao. Hàng chục nghìn trường hợp sinh viên được giải quyết chu đáo, tạo thêm mối quan hệ gắn bó giữa sinh viên với Khoa và với trường.

             Khoa có Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ trường. Trong thời gian qua, Chi bộ đã làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp nhiều đảng viên là sinh viên và thầy cô giáo; nhiều năm Chi bộ của Khoa được công nhận là “Chi bộ trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

                Các Chi đoàn, Liên chi đoàn TNCS HCM và các Chị hội, Liên chi hội Sinh viên, Đội Sinh viên thanh niên tình nguyện của Khoa hoạt động khá đều tay, có hiệu quả đẩy mạnh phong trào thể thao – văn nghệ, góp phần vào việc giáo dục đoàn viên, sinh viên, hội viên nâng cao chất lượng học tập rèn luyện, được Đoàn và Hội Sinh viên trường khen thưởng. Hàng trăm đoàn viên, sinh viên ưu tú của Khoa đã được Chi bộ cử đi dự các Lớp nâng cao nhận thức về Đảng do Đảng bộ trường tổ chức.

               Công đoàn Khoa đã phát huy tốt vai trò của mình: 100% đoàn viên được Công đoàn trường khen thưởng và tập thể Công đoàn Khoa cùng với 4 đoàn viên công đoàn được Công đoàn Giáo dục Việt Nam khen thưởng.

                 Phong trào văn nghệ, thể thao trong Khoa được phát động rộng khắp. Nhân dịp chào đón 10 năm thành lập, Khoa đã tổ chức các tiết mục văn nghệ, 45 đội bóng đá, 24 đội kéo co. Các cuộc thi đấu, các buổi biểu diễn đã diễn ra sôi nổi, vui vẻ, an toàn, mang lại bầu không khí lành mạnh, tươi trẻ trong tất cả các khối, góp phần cải thiện tinh thần học tập, làm việc của sinh viên, các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viên trong Khoa.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đánh giá tổng quát

  • Hoạt động toàn diện trên các mặt công tác chuyên môn của tổ chức đoàn thể, các phong trào quần chúng được quan tâm đúng mức đã góp phần tạo ra thành quả có ý nghĩa thực tế.
  • Đạt được tỷ lệ tuyển sinh cao, năm sau nhiều hơn năm trước, góp phần phát triển quy mô và chất lượng sinh viên toàn trường; trên cơ sở đó, tạo nguồn tài chính của trường tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở vật chất và cải thiện thu nhập của các thành viên trong trường.
  • Tổ chức và triển khai công tác hợp lý, phối hợp chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị trong trường, nên tạo được sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, công việc quản lý, đào tạo, giảng dạy đều đảm bảo thực hiện thuận lợi, hiệu quả và ít sai sót.
  • Khoa luôn đoàn kết, đồng thuận, mở rộng dân chủ công khai, nên đã đạt được sự nhất trí trong mọi mặt công tác, có ý thức và thực sự tâm huyết với trường, một lòng đi theo nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, hết lòng, hết sức vì quyền lợi của sinh viên, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, chủ động vượt lên thách thức để thực hiện chức trách và công việc được giao, do đó, kết quả công tác đã đạt chất lượng và hiệu quả mong muốn.
  • Qua 10 năm hoạt động, tuy còn một số mặt công tác chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn, một số nhược điểm chậm được khắc phục, rút kinh nghiệm, công tác quản lý có điều còn sơ suất, nhưng các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên toàn Khoa đã hoàn thành xuất sắc, trọn vẹn, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực công tác do Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể giao.

2. Bài học kinh nghiệm

                    Từ những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục, nhận thấy bài học kinh nghiệm chính là: nỗ lực phấn đấu kiên trì bền bỉ, có sự đoàn kết và thống nhất nội bộ, có tâm, có trí, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của trường.

                    Qua thực tiễn và kết quả cụ thể của từng việc mà rút kinh nghiệm để hoàn thiện ngày một tốt hơn, phối hợp với các đơn vị trong trường chặt chẽ, có hiệu quả.

3. Một số công việc cần tiếp tục triển khai

  • Làm tốt công tác quản lý sinh viên, quản lý đào tạo, giám thị học đường.
  • Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thí điểm công tác liên kết đào tạo với các trường cao đẳng theo sự chỉ đạo, phê duyệt của Giáo sư Hiệu trưởng và rút kinh nghiệm để mở rộng.
  • Làm tốt công tác quản lý học phí, lệ phí, đảmbảo an toàn tài sản.
  • Cải tiến công tác giám thị học đường theo hướng tổ chức cho những đối tượng bị giám thị tự giác chấp hành nội quy, quy chế của ĐH kinh doanh và công nghệ đã ban hành.
  • Tổ chức tốt công tác phát bằng tốt nghiệp cho các khóa đào tạo đã được Bộ GDĐT cấp phôi bằng.
  • Làm tốt công tác của Hội đồng Liên thông giao, đảm bảo quyền lợi của sinh viên theo các văn bản của Bộ GDĐT và của Giáo sư Hiệu trưởng ký ban hành.
  • Hoàn thành những nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng giao.

Đại học kinh doanh công nghệ bế giảng sinh viên ngoại quốc tại Từ Sơn

Ngày 22/6 vừa qua tại Từ Sơn đã tổ chức Lễ bế giảng cho sinh viên ngoại quốc đang học tập tại cơ sở Từ Sơn, Đại học kinh doanh công nghệ

Tham dự Lễ bế giảng có các vị khách mời, các vị đại biểu:

Cô Thông Mi – Đại sứ quán Lào tại Hà Nội

Chú Tạ Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Lào

Cô Vương Thị Mai Đông – Phó Tổng thư kí Hội hữu nghị Việt Lào

Thầy Nguyễn Mạnh Can – Trung tâm văn hóa Việt

Nhạc sĩ Doãn Thịnh

Các nghệ sĩ trong câu lạc bộ ca trù Unessco Hà Nội

Các liền anh, liền chị trong đoàn quan họ Bắc Ninh

Về phía nhà trường có:

Thầy Lê Khắc Đóa – Phó Hiệu trưởng nhà trường

Thầy Trần Công Bảy – Phó Hiệu trưởng nhà trường

Thầy Nguyễn Kim Sơn – Chánh Văn phòng

Thầy Nguyễn Ngọc Quang – Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo với nước ngoài

Thầy Nguyễn Xuân Đậu – Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo với nước ngoài

Cô Vũ Thị Hồng Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo với nước ngoài

Cô Trần Thu Thủy – đến từ Trung tâm Hợp tác Đào tạo với nước ngoài

Thầy Nguyễn Quang Lâm – Giám đốc Kí túc xá

Cô Nguyễn Thị Hương – Trưởng phòng Tài vụ

Thầy Nguyễn Bá Phúc và cô Nguyễn Thị Ngọc Tú – Phòng Quan hệ Quốc tế

Thầy Nguyễn Trọng Thiều – Bản tin Đại học KDCNHN

Bác sĩ Phạm Ngọc Liên và bác sĩ Đỗ Hồng Lê đến từ phòng Y tế.

Chú Nguyễn Trung Hiếu – Phòng Quản trị A

Cô Trần Thị Nga – Tổ tiếng Anh du học

Thầy Trần Hữu Hạnh – Bí thư Đoàn trường.

Cùng sự hiện diện của các thầy cô giáo khoa Tiếng Việt và  toàn thể các bạn sinh viên khóa 3.

Nội dung buổi lễ:

Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ do các bạn sinh viên liên thông đại học 2016 Lào, Campuchia đang học tập tại trường biểu diễn. Các tiết mục đậm nét văn hóa đất nước, địa phương, con người nước bạn đã được các bạn du học sinh thể hiện qua từng câu hát, điệu múa. Bên cạnh đấy những điệu hát quan họ Bắc Ninh, những bài ca về tình cảm hữu nghị Việt – Lào, Campuchia – Việt Nam cũng được thể hiện một cách tinh tế nhất tại buổi lễ bế giảng.

lien thong hoc vien tai chinh

toàn cảnh buổi lễ

Là một trong những bạn sinh viên thuộc khóa 3, Khoa Tiếng Việt của Trường ĐH kinh doanh và công nghệ, bạn Honda đại diện cho các bạn du học sinh đã phát biểu về cảm nhận của mình trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường: “Học ở trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, chúng em không chỉ được học tiếng Việt, học văn hóa Việt Nam mà còn được chăm sóc cả về thể chất và tinh thần để chúng em vừa có sức khỏe tốt vừa có nhiều niềm vui và sự hiểu biết. Chúng em không chỉ được học tiếng Việt mà còn được học cả âm nhạc nữa. Chúng em đã được học nhạc trong một lớp học đặc biệt, lớp học của nhạc sĩ Doãn Thịnh. Chúng em mới được  học với thầy 4 ngày nhưng thầy đã truyền cho chúng em tình yêu đối với dân ca Việt Nam, hiểu được con người Việt Nam nhiều hơn và hiểu về âm nhạc nhiều hơn”.

Kết thúc một năm học ở nước bạn, xa quê hương xa gia đình với nhiều trải nghiệm mới về cuộc sống, tuy gặp nhiều những khó khăn nhưng các bạn du học sinh đại học kinh doanh và công nghệ cũng như các bạn du học sinh hệ liên thông đại học công nghiệp hà nội, đại học giao thông vận tải, đại học công đoàn… vẫn vươn lên, vượt qua rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, nếp sống để đạt được những thành tích tốt trong học tập. Buồi lễ bế giảng đã trao bằng khen cho 27 bạn sinh viên của khóa 3 có thành tích học tập tốt nhất trong năm học vừa qua.

lien thong dai hoc 2016

Các sinh viên xuất sắc lên nhận bằng khen

Bà Thông-Mi – Đại sứ quán Lào đã lên phát biểu trước toàn thể du học sinh, gửi lời cám ơn đến Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để các du học sinh nước Lào, các sinh viên liên thông được học tập trong môi trường học tập tốt nhất, được hỗ trợ trang thiết bị giảng dạy hiện đại và tiện nghi nhất. Để các em đạt được những thành tích như hôm nay cũng là nhờ rất nhiều vào sự dạy dỗ nhiệt tình của cán bộ giảng viên nhà trường.

Bạn Kaisamon thay mặt cho tất cả các bạn sinh viên nói lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và Đại sứ quán Lào: “Khi mới sang Việt Nam, chúng em còn rất nhiều lo lắng và bỡ ngỡ. Nhưng đến nay chúng em dã có cuộc sống rất tốt ở Việt Nam và đã có thể nói được tiếng Việt.  Xin chân thành cám ơn thầy cô và Đại sứ quán Lào đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian qua. Chúng em cũng có bó hoa tươi thắm thay cho lời cảm ơn của chúng em gửi đến các thầy cô và Đại sứ quán Lào.”

Kết thúc Lễ bế giảng là các tiết mục văn nghệ do các bạn sinh viên du học cùng đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh thể hiện. Buổi Lễ bế giảng đã kết thúc tốt đẹp. Đây không chỉ thể hiện chất lượng trong giảng dạy mà trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã đạt được trong thời gian qua mà còn là biểu tượng tốt đẹp cho tình hữu nghị Việt Nam – Lào – Campuchia. Và không chỉ dừng lại ở đó, trường còn phấn đấu quảng bá hình ảnh ra quốc tế với mục tiêu thu hút nhiều hơn các du học sinh từ các nước khác theo học tại trường, cũng như thu hút các du học sinh theo học tại các trường, các hệ đào tạo khác, mà sắp tới là hệ liên thông đại học thương mại

Cuối cùng, xin chúc các bạn du học sinh đang theo học tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ tiếp tục phấn đấu học tập tốt, vượt qua mọi khó khăn để đạt được những thành tích cao hơn trong học tập!

Việt Nam có số Du học sinh đông nhất đông nam Á tại Mỹ

 Ngày nay, khi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên 37 tỷ USD/năm, thì số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ cũng lên tới 16.500 người, đứng đầu các nước Đông Nam Á và thứ 8 trên toàn cầu.

Sự hợp tác về giáo dục giữa hai quốc gia Việt – Mỹ đang phát triển nhanh chóng, gắn với sự hợp tác về kinh tế. Năm 1995, khi số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ chỉ mới 800 người thì thương mại hai nước cũng chỉ ở mức 500 triệu USD/năm. Đây là những số liệu từ Diễn đàn giáo dục đại học Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất và hội thảo “Kết nối Việt Nam” lần thứ 7, do Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Đại học Hawaii và Đại học Quốc gia Portland tổ chức trong hai ngày 7 – 8/7 tại Bắc Ninh. Điều này là bước cản lớn cho việc tuyển sinh liên thông của các trường như liên thông đại học công nghiệp, liên thông học viện tài chính, liên thông học viện ngân hàng…

lien thong dai hoc 2016

Hội du học sinh tại Mỹ

Sự kiện này có sự tham dự của 54 diễn giả, nhà nghiên cứu quốc tế đến từ 14 quốc gia, đại diện cho hơn 30 trường đại học nước ngoài, trong đó có 17 trường đại học và tổ chức giáo dục của Hoa Kỳ.

Trên 150 đại biểu, giảng viên, nhà nghiên cứu Việt Nam đang theo học hoặc giảng dạy, nghiên cứu từ các trưởng đại học các hệ cả liên thông 2020 cũng đã tham dự với 86 bản báo cáo trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu tại diễn đàn, GS. Trần Phương, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhấn mạnh sau 20 năm bình thường hóa, quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó giáo dục có bước phát triển vượt bậc.

Để đáp ứng nhu cầu du học ngày càng tăng của sinh viên ngày nay, các trường không ngừng mở rộng hệ đào tạo liên kết với các trường danh tiếng tại nước ngoài để thu hút sinh viên. Đi đầu trong công tác này là liên thông đại học thương mại, đại học kinh tế quốc dân…

Đại học Giao Thông Vận Tải tuyển sinh Văn Bằng 2

dai-hoc-giao-thong-van-taiLogoUCTnew

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 

THÔNG BÁO TUYỂN SINH 

( Tuyển sinh văn bằng 2)

Căn cứ thông báo số 43/ĐHGTVT-ĐHTC, ngày 23/01/2015 của Trường Đại học Giao thông Vận tải về việc tuyển sinh liên thông lên đại học hệ chính quy, và hệ VHVL

1.Chỉ tiêu đào tạo:

– 160 chỉ tiêu.

2. Chuyên ngành đào tạo:

–   Xây dựng cầu đường bộ

–   Kinh tế xây dựng.

3. Đối tượng tuyển sinh:

– Theo quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/06/2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng đại học thứ hai.

Những người có đủ các điều kiện dưới đây được dự thi tuyển bằng đại học thứ hai hệ chính quy của trường Đại học Giao thông Vận tải:

–   Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc mới tốt nghiệp có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời

–   Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

–   Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Hội đồng tuyển sinh.

4. Thời gian đào tạo:

– Từ 2,0 đến 2,5 năm.

5. Môn thi tuyển:

– Toán cao cấp, Tiếng Anh.

6. Văn bằng tốt nghiệp:

– Cấp bằng chính quy.

7. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm có:

–   Phiếu tuyển sinh.

–   Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học và giấy chứng nhận kết quả học tập (bảng điểm). (*)

–   Bản sao hợp lệ giấy khai sinh.

–   Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa cấp quận (huyện) trở lên.

–   04 ảnh chân dung 4×6 cm trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

–   02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, só điện thoại liên hệ của thí sinh.

Mục có dấu (*) phải có bản chính để đối chiếu. Hồ sơ do Nhà trường phát hành.

* **THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ TẠI PHÒNG TUYỂN SINH

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với phụ trách tuyển sinh để được hướng dẫn )

 

 (Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)