Năm 1996, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/TTg ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2003, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 2710/QĐ-BGDĐT cho phép mở hai ngành đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là Kế toán và Công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, Khoa TCCN ra đời theo Quyết định số 395/QĐ-TCCB của Ban Giám hiệu. Ngày 24/03/2005, sau gần bốn tháng hoạt động của Khoa TCCN, GS. Hiệu trưởng Trần Phương ký Quyết định số 733/QĐ-TCCB và ngày 15/7/2005 thành lập Khoa Cao đẳng (CĐ) và Trung cấp chuyên nghiệp. Năm 2007 trường được Bộ GDĐT phê duyệt đào tạo hệ liên thông đại học 2016 (ĐHLT) chính quy. Như vậy, Khoa được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ quản lý ba hệ đào tạo: TCCN, CĐ và ĐHLT. Đến năm 2011, số sinh viên ba hệ đào tạo đã lên tới trên 18.000 người. Để đáp ứng với sự phát triển trên đây, tại Quyết định số 96/QĐ-TCCB ngày 8/12/2011, Ban Giám hiệu quyết định tổ chức lại Khoa CĐ và TCCN theo mô hình mới gồm các bộ phận chức năng: Văn phòng khoa, Phân khoa CĐ và TCCN, Phân khoa ĐHLT, Phòng công tác sinh viên, Tổ tiếng Anh CĐ và TCCN, Tổ tiếng Anh I, II, III.
Sau khi có Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT không tổ chức đào tạo TCCN trong trường đại học, Ban Giám hiệu có Quyết định số 781/QĐ-TCCB ngày 13/2/2012 đổi tên Khoa CĐ và TCCN thành Khoa CĐ và ĐHLT.
Ngày 25/12/2012, Bộ GDĐT ra Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT về đào tạo ĐHLT. Do số sinh viên cao đẳng ngày càng giảm và có thể tổ chức cho học ghép với các lớp “Đại học chính quy 4 năm”, nên Khoa được đổi tên thành Khoa ĐHLT theo Quyết định số 407/QĐ-BGH ngày 17/10/2014.
Việc thay đổi chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Khoa phù hợp với sự phát triển và tuân theo các quyết định của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, mới gần 10 năm đã có bốn lần thay đổi, bình quân cứ hai năm rưỡi có một lần thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,… đã tạo cho khoa những nhân tố phát triển bền vững.
NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 10 NĂM (2006 – 2016)
Công việc đầu tiên
-Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao
– Quản lý toàn diện hệ TCCN-CĐ- ĐLLT, từ việc lập đề án trình Bộ GDĐT cho mở hệ ĐHLT từ CĐ lên ĐH và từ TCCN lên ĐH;
– Xây dựng đề án và đào tạo hệ TCCN, LT lên ĐH ngành Tài chính – Ngân hàng;
– Lập kế hoạch xin chỉ tiêu tuyển sinh của hệ TCCN và LT;
– Xin cấp phôi bằng cho sinh viên TCCN, CĐ, ĐHLT tốt nghiệp ra trường;…
Đó là những vấn đề lớn mà Khoa đã chủ động triển khai thực hiện sau khi được GS. Hiệu trưởng phê duyệt đề án.
Tiếp theo đó, Ban Giám hiệu quyết định giao cho Khoa làm công tác giám thị học đường tại khu vực Lạc Trung (Cơ sở 2 của trường). Tại khu vực này, có gần 10.000 sinh viên của các khối TCCN, CĐ, ĐHLT, ĐH và Tại chức (TC) học liên tục cả ngày và một số buổi tối. Đây là công việc hết sức phức tạp và vất vả, không đơn giản trong công tác giám thị học đường bình thường theo quy chế, đòi hỏi phải có cách quản lý sáng tạo, chặt chẽ, có hiệu quả. Dựa vào ý kiến của giảng viên và sinh viên có tâm huyết, Khoa đã có sáng kiến lập phiếu giám thị học đường, sau đó lập bảng treo thẻ lên lớp cho giảng viên, chuyển nhiệm vụ giám thị học đường sang giảng viên chủ động tự giải quyết theo quy định thống nhất thời gian lấy thẻ, trả thẻ lên lớp, ghi sổ, giao phiếu giám thị học đường,… Do đó đã hạn chế tối đa tình trạng lên lớp chậm giờ và tan lớp sớm, hiệu quả giảng dạy được nâng lên một bước. Sau khi chuyển về cơ sở I Vĩnh Tuy, công việc giám thị học đường vẫn được duy trì suốt ba buổi sáng, chiều, tối ở cả bốn tòa nhà A, B, C, D
Công tác tuyển sinh
Do chủ động nắm nguồn học sinh THPT tốt nghiệp thi trượt đại học, cao đẳng ở các địa phương, làm tốt công tác thông tin truyền thông, nên số lượng thí sinh tuyển vào TCCN ngày càng tăng, cũng như số sinh viên TCCN, CĐ đủ điều kiện thi tuyển vào hệ CĐ và ĐHLT của trường ta không khi nào thiếu nguồn.
Trong tổng số 38.912 sinh viên ba hệ đào tạo của Khoa đã hệ thống lại như sau:
+ TCCN: 3452 sinh viên.
+ CĐ: 4670 sinh viên.
+ ĐHLT: 30.790 sinh viên.
Được tổ chức học tại các ngành: kế toán, tài chính- ngân hàng, thương mại, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, cơ- điện tử, điện- điện tử, xây dựng.
Hệ ĐHLT chính quy: 12.858 sinh viên, trong đó:
+ Loại khá giỏi: 45,61%.
+ Trung bình khá: 54,36%.
+ Trung bình: 0,03%.
Hệ CĐ: 2.508 sinh viên, trong đó:
+ Loại khá giỏi: 42,50%.
+ Trung bình khá: 57,25%.
+ Trung bình: 0,25%.
Hệ TCCN: 2.187 sinh viên, trong đó:
+ Loại khá giỏi: 59,17%.
+ Trung bình khá: 40,28%.
+ Trung bình: 0,55%
Hầu hết số sinh viên ĐHLT ra trường đều có việc làm ổn định, một số có thu nhập cao, nhiều sinh viên trưởng thành và có vị trí làm việc tương xứng. Sở dĩ như vậy, một là, do chính bản thân người đang đi làm thi vào học ĐHLT và, hai là, do bạn bè cùng học ĐHLT giới thiệu với các công ty.
Một số lớn sinh viên CĐ, TCCN cũng tìm được việc làm hoặc học tiếp lên liên thông đại học thương mại.
Công tác quản lý sinh viên
Công việc quản lý trên hàng chục ngàn sinh viên các cấp học của Khoa, hiện nay được phân công cho các giáo viên chủ nhiệm đảm trách. Bình quân một giáo viên chủ nhiệm quản lý trên 800 sinh viên. Khoa đã củng cố đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó) theo quy định của trường, tổ chức họp lớp theo đúng lịch trình và có nội dung cụ thể; lắng nghe ý kiến của sinh viên phản ánh về giảng viên, về Khoa, về trường, về chương trình đào tạo, về điểm thi, về tổ chức quản lý điểm của Trung tâm Tin học,…; kịp thời có biện pháp khắc phục, nên chất lượng quản lý sinh viên đã chuyển biến tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc danh sách và giữ mối quan hệ với sinh viên tốt, nên khi có sự việc xảy ra đối với từng sinh viên, đã xử lý kịp thời. Tình trạng sinh viên chậm tiến, sinh viên cá biệt hầu như không còn.
Thời gian gần đây, Khoa đã phối hợp với Phòng Quản trị, Tổ Bảo vệ, Tổ Trông xe ở Cơ sở 2 thực hiện triệt để Quyết định số 366/QĐ-GV ngày 1/1/2009 do Giáo sư. Hiệu trưởng ký ban hành, xây dựng Nội quy học đường nghỉ giải lao, nên hạn chế bước đầu tình trạng sinh viên đến lớp chậm, bỏ tiết, về sớm; giảng viên nghỉ giải lao quá thời gian quy định. Đó là việc làm tích cực nhằm nhiều mục tiêu trong công tác quản lý sinh viên, quản lý đào tạo và giữ vững uy tín của trường đối với xã hội, đối với phụ huynh sinh viên trên nhiều mặt. Tuy chưa khảo sát, thống kê về một số sinh viên mang tiền học phí đi tiêu xài sai mục đích, tình trạng hư hỏng một bộ phận sinh viên đã được ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh trường học, an ninh xã hội, nâng cao chất lượng của việc dạy tốt, học tốt.
Việc liên hệ với cựu sinh viên của Khoa đã ra trường được xúc tiến, bước đầu đã liên lạc được với một số sinh viên đang công tác trên địa bàn Hà Nội và một số địa phương làm cơ sở cho việc tổ chức cuộc gặp gỡ với cựu sinh viên và phụ huynh sinh viên trong thời gian tới, thông qua đó, góp phần làm tốt hơn công tác quản lý sinh viên.
Đây cũng là mối quan tâm lớn của Khoa, vì đến nay đã có hàng nghìn sinh viên từ Khóa 1 đến Khóa 9 tốt nghiệp thuộc cả ba hệ đào tạo TCCN, CĐ và liên thông đại học.
Khoa nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT và QĐ số 563/2013, quy định số 932/2015 của Giáo sư Hiệu trưởng về việc rà soát các môn học được bảo lưu, miễn giảm, thực hiện việc ghi vào bảng điểm đầy đủ quá trình học CĐ và TCCN của sinh viên theo quy định của Hội đồng liên thông 2016, đảm bảo quyền lợi cho sinh viên lấy bằng tốt nghiệp ra trường.
Để có những kết quả trên đây không đơn giản, không phải một sớm một chiều mà có được. Chẳng hạn, khi sinh viên TCCN Khóa I đã thi tốt nghiệp xong, nhưng chưa có cơ sở xin cấp phôi bằng và chỉ tiêu TCCN Khóa V chưa được Bộ GDĐT giao. Khi đó, Khoa phải làm kế hoạch, xin chỉ tiêu của Bộ, mới đủ thủ tục cấp phôi bằng cho sinh viên TCCN Khóa I ra trường thuận lợi.
Tuy gặp không ít trở ngại, nhưng với quyết tâm và ý chí năng động, sáng tạo, bằng nỗ lực của tập thể và sự chỉ đạo của Giáo sư Hiệu trưởng, Khoa ĐHLT đã vượt qua thử thách, đem lại quyền lợi chính đáng cho sinh viên và đã giải quyết, tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho ĐHLT, CĐ và TCCN chu đáo, long trọng, tạo niềm tin tưởng và phấn khởi trong sinh viên các khóa, góp phần làm cho uy tín của trường được quảng bá rộng khắp trên phạm vi cả nước và tạo thuận lợi cho tuyển sinh hàng năm.
Về công tác quản lý tài chính
Được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ, có thời gian Khoa CĐ và TCCN trực tiếp thu học phí, lệ phí của sinh viên nộp theo quy định, đảm bảo an toàn, chính xác. Công tác kế toán, quyết toán thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của trường. Hiện nay, Khoa ĐHLT đã chuyển giao công việc này cho Phòng Tài vụ trường giống như hệ liên thông đại học công nghiệp hà nội đã từng làm. Khoa góp phần đáng kể làm tăng nguồn tài chính cho trường: trong một thời gian dài nguồn thu của Khoa đóng góp cho trường khoảng trên 40% tổng thu của toàn trường, được Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng đánh giá cao những kết quả nêu trên.
Một số lĩnh vực công tác khác
Được coi là một Phân hiệu của trường, Khoa đã thực hiện tốt công tác quản lý hành chính đối với sinh viên. Khoa đã phân công nhiệm vụ cụ thể của Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm khoa, các giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời mọi việc liên quan đến quyền lợi của sinh viên, theo thẩm quyền được Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng giao. Hàng chục nghìn trường hợp sinh viên được giải quyết chu đáo, tạo thêm mối quan hệ gắn bó giữa sinh viên với Khoa và với trường.
Khoa có Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ trường. Trong thời gian qua, Chi bộ đã làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp nhiều đảng viên là sinh viên và thầy cô giáo; nhiều năm Chi bộ của Khoa được công nhận là “Chi bộ trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các Chi đoàn, Liên chi đoàn TNCS HCM và các Chị hội, Liên chi hội Sinh viên, Đội Sinh viên thanh niên tình nguyện của Khoa hoạt động khá đều tay, có hiệu quả đẩy mạnh phong trào thể thao – văn nghệ, góp phần vào việc giáo dục đoàn viên, sinh viên, hội viên nâng cao chất lượng học tập rèn luyện, được Đoàn và Hội Sinh viên trường khen thưởng. Hàng trăm đoàn viên, sinh viên ưu tú của Khoa đã được Chi bộ cử đi dự các Lớp nâng cao nhận thức về Đảng do Đảng bộ trường tổ chức.
Công đoàn Khoa đã phát huy tốt vai trò của mình: 100% đoàn viên được Công đoàn trường khen thưởng và tập thể Công đoàn Khoa cùng với 4 đoàn viên công đoàn được Công đoàn Giáo dục Việt Nam khen thưởng.
Phong trào văn nghệ, thể thao trong Khoa được phát động rộng khắp. Nhân dịp chào đón 10 năm thành lập, Khoa đã tổ chức các tiết mục văn nghệ, 45 đội bóng đá, 24 đội kéo co. Các cuộc thi đấu, các buổi biểu diễn đã diễn ra sôi nổi, vui vẻ, an toàn, mang lại bầu không khí lành mạnh, tươi trẻ trong tất cả các khối, góp phần cải thiện tinh thần học tập, làm việc của sinh viên, các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viên trong Khoa.
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Đánh giá tổng quát
- Hoạt động toàn diện trên các mặt công tác chuyên môn của tổ chức đoàn thể, các phong trào quần chúng được quan tâm đúng mức đã góp phần tạo ra thành quả có ý nghĩa thực tế.
- Đạt được tỷ lệ tuyển sinh cao, năm sau nhiều hơn năm trước, góp phần phát triển quy mô và chất lượng sinh viên toàn trường; trên cơ sở đó, tạo nguồn tài chính của trường tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở vật chất và cải thiện thu nhập của các thành viên trong trường.
- Tổ chức và triển khai công tác hợp lý, phối hợp chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị trong trường, nên tạo được sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, công việc quản lý, đào tạo, giảng dạy đều đảm bảo thực hiện thuận lợi, hiệu quả và ít sai sót.
- Khoa luôn đoàn kết, đồng thuận, mở rộng dân chủ công khai, nên đã đạt được sự nhất trí trong mọi mặt công tác, có ý thức và thực sự tâm huyết với trường, một lòng đi theo nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, hết lòng, hết sức vì quyền lợi của sinh viên, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, chủ động vượt lên thách thức để thực hiện chức trách và công việc được giao, do đó, kết quả công tác đã đạt chất lượng và hiệu quả mong muốn.
- Qua 10 năm hoạt động, tuy còn một số mặt công tác chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn, một số nhược điểm chậm được khắc phục, rút kinh nghiệm, công tác quản lý có điều còn sơ suất, nhưng các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên toàn Khoa đã hoàn thành xuất sắc, trọn vẹn, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực công tác do Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể giao.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục, nhận thấy bài học kinh nghiệm chính là: nỗ lực phấn đấu kiên trì bền bỉ, có sự đoàn kết và thống nhất nội bộ, có tâm, có trí, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của trường.
Qua thực tiễn và kết quả cụ thể của từng việc mà rút kinh nghiệm để hoàn thiện ngày một tốt hơn, phối hợp với các đơn vị trong trường chặt chẽ, có hiệu quả.
3. Một số công việc cần tiếp tục triển khai
- Làm tốt công tác quản lý sinh viên, quản lý đào tạo, giám thị học đường.
- Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thí điểm công tác liên kết đào tạo với các trường cao đẳng theo sự chỉ đạo, phê duyệt của Giáo sư Hiệu trưởng và rút kinh nghiệm để mở rộng.
- Làm tốt công tác quản lý học phí, lệ phí, đảmbảo an toàn tài sản.
- Cải tiến công tác giám thị học đường theo hướng tổ chức cho những đối tượng bị giám thị tự giác chấp hành nội quy, quy chế của ĐH kinh doanh và công nghệ đã ban hành.
- Tổ chức tốt công tác phát bằng tốt nghiệp cho các khóa đào tạo đã được Bộ GDĐT cấp phôi bằng.
- Làm tốt công tác của Hội đồng Liên thông giao, đảm bảo quyền lợi của sinh viên theo các văn bản của Bộ GDĐT và của Giáo sư Hiệu trưởng ký ban hành.
- Hoàn thành những nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu và Giáo sư Hiệu trưởng giao.
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!